Luyện thi đại Học

Bạm muốn xem tôi dạy học . hãy vào http://nguoithay.org các bài giảng Luyện thi Đại Học

0 Tư vấn tuyển sinh: Nhóm ngành khoa học - công nghệ



Nhóm ngành được quan tâm nhiều nhất trong xã hội. Các em tham khảo về cách tư vấn hoàn toàn ý nghĩa và chất lượng này nhé
[Đọc tiếp nhé...]


0 Những câu hỏi "lớn" trong mùa tuyển sinh




Những câu hỏi “lớn” trong mùa tuyển sinh

Trong hàng vạn câu hỏi, thắc mắc của thí sinh trước mùa tuyển sinh, nhà tư vấn hướng nghiệp Quang Dương đã "nhặt" ra những câu hỏi, mà theo ông, có liên quan đến rất nhiều thí sinh khác. Ông đã giải đáp cho những câu hỏi này. 
* Em muốn trở thành một người lãnh đạo, vậy em nên thi vào ngành quản trị kinh doanh, quản trị hành chính hay quản lý giáo dục? Có phải những ngành đó đào tạo sau này làm giám đốc hay hiệu trưởng không ạ?
(LÊ HÙNG TÂM, - HS lớp 12 Trường Chu Văn An, Hà Nội)
- Mục tiêu của những trường đó không phải đào tạo ngay thành giám đốc hay hiệu trưởng, mà trước hết là giúp em chuẩn bị hành trang vào đời với những kiến thức chuyên môn, kỹ năng chuyên ngành và nhất là thái độ chuyên nghiệp trong nghề đó. Khi tốt nghiệp, nếu được bổ dụng vào làm trong một đơn vị (doanh nghiệp, hành chính hay giáo dục...), em có thể thích ứng với công việc nào đó như là một mắt xích trong guồng máy của đơn vị ấy. Có khi em chỉ làm công việc của một nhân viên bình thường, chưa phải làm lãnh đạo.
* Như em đây, em tin có thể làm lãnh đạo ngay được vì em có khiếu lãnh đạo, từng làm lớp trưởng và đứng đầu vài tổ chức hội đoàn... Vậy sao không thể cất nhắc làm lãnh đạo mà phải là nhân viên?
(Một học sinh)
- Em tự tin là tốt. Nhưng em phải làm cho đơn vị (nơi tuyển dụng em) tin ở em nữa mới tốt hơn. Chỉ số niềm tin đó phải được đơn vị xác quyết qua quá trình thử thách công việc, nhất là thử thách phẩm chất (trong đó có phẩm chất lãnh đạo). Kinh nghiệm nghề nghiệp cho thấy muốn làm thầy phải biết làm thợ; muốn làm lãnh đạo phải rành rẽ công việc của một nhân viên. Ngoại trừ em mở doanh nghiệp riêng hay lập trường tư do em làm chủ, còn nếu làm cho một đơn vị do người khác làm sếp thì bắt buộc người sếp đó phải thử thách em qua thực tế. Khi đã đủ độ tin, người ta mới giao việc lớn, việc nặng.
Nhà Tư vấn hướng nghiệp Quang Dương đang tư vấn cho các bạn học sinh tại gian hàng của ông trong ngày hội hướng nghiệp do báo tuổi trẻ tổ chức.
* Vào học hai năm ở ngành vật lý em mới thấy mình không hợp với vật lý. Qua trắc nghiệm, em thấy mình hợp với ngành tâm lý. Xin hỏi em phải chuẩn bị như thế nào để có thể tiếp cận, học hỏi và làm được trong ngành tâm lý?
(SV LÝ THU NAM, khoa vật lý ĐHSP Hà Nội)
- Ngành tâm lý đòi hỏi nhiều về tư duy hướng nội và cả hướng ngoại. Với hướng nội, em cần tự thăm dò kỹ về tư chất và nội lực của mình. Khi hướng ngoại, em chú ý quan sát để thấu rõ thế giới nội tâm và chiều sâu suy nghĩ của người khác, không thỏa mãn với những nhận thức bề ngoài. Để học hỏi tích cực trong chuyên ngành tâm lý, em đừng quá sa đà vào lý thuyết (dù lý thuyết rất cần, mà phải là lý thuyết sắc sảo, không mông lung, không bám vào hiện thực). Cái chính là em cần kinh qua những trải nghiệm thực tế, qua cọ xát với những tình huống có vấn đề tâm lý nằm sâu trong sự việc. Từ đó, em đối chiếu với những luận điểm tâm lý để soi rọi và làm giàu thêm cho lý luận bằng tư duy sáng tạo của mình.
* Em rất thích ngành kinh tế đối ngoại nhưng khi làm bài trắc nghiệm thì kết quả cho thấy em hợp với ngành ngôn ngữ học. Em phân vân không biết nên chọn ngành theo sở thích, hay chọn ngành hợp với bản thân?
(NGUYỄN TRỌNG HÙNG, HS lớp 12 Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội)
- Nếu vừa thích lại vừa hợp là tốt nhất. Còn chỉ thích mà không hợp (hoặc lơ mơ chẳng biết hợp hay không) thì chưa nên chọn. Phải dành ưu tiên cho hợp trước. Sở thích dễ thay đổi tùy hứng, tùy thời, tùy tâm trạng... Chính vì chọn ngành nghề theo sở thích mà rất nhiều bạn trẻ đã phải ngậm ngùi sau khi tốt nghiệp ra trường, phải đổi nghề khác mới phù hợp!
Sở thích chưa hẳn là sở trường. Sở thích chỉ nhất thời. Sở trường mới ổn định dài lâu, và nó là một phần của năng lực. Nghề ta thích chưa chắc là nghề mà ta sẽ học được và làm được. Em nên chọn nghề phù hợp với thực chất về năng lực và tính cách của bản thân, đừng chạy theo sở thích cảm tính. Nhất là đừng chọn nghề a dua theo bạn bè, hay theo mốt thời thượng.
* Có phải chọn trường danh tiếng để đăng ký thi và học thì sau này mới “nổi” hơn không ạ? Bố mẹ muốn sau này cho em du học để càng nổi hơn vì có cái “mác” ngoại, thầy thấy có nên không?
(PHAN TRƯỜNG THI, HS lớp 12 Xuân Đỉnh, Hà Nội)
- Mác ngoại hay mác nội chỉ là cái vỏ, không chứng minh được thực chất. Để chứng minh thực chất, em đừng quá trông cậy vào trường danh tiếng hay nơi du học. Chính em phải tự hun đúc thực lực của mình để có thực chất. Thực lực đó nói vắn tắt gồm hai thành phần cơ bản: trí lực và tâm lực, trong đó chủ yếu là tâm lực. Sau khi đã vững tin vào trí lực, em hãy tự hỏi mình: Tâm ta đã quyết chọn nghề đó chưa? Chí ta có quyết trọn đời theo nghề nghiệp đó không? Dù phải gặp nghiệp trong nghề, ta có quyết chí vượt qua không? Liệu ta có đủ nghị lực tinh thần và tâm huyết để gieo hồn sáng tạo trong nghề đó không?...
Nếu trả lời là có và thực hiện cho được những điều đó thì em sẽ là sản phẩm của chính mình, của tự đào tạo, không tùy thuộc nhiều vào nơi đào tạo là trường nổi tiếng hay chưa nổi tiếng, là trong nước hay nước ngoài.
* Để chọn nghề phù hợp, tại sao phải quan tâm nhiều đến tính cách? Em nghĩ chỉ cần phù hợp với năng lực là đủ, cốt được đào tạo để vững tay nghề là tốt rồi, phải không ạ?
(TRẦN NHƯ HẢI, lớp 12 THPT Hoài Đức, Hà Nội)
- Chính vì nghĩ như em mà rất nhiều bạn trẻ đã chọn nhầm nghề và nhầm trường. Khi tìm hiểu một nghề, em cần biết rõ nghề đó đòi hỏi những phẩm chất gì nơi người hành nghề. Đơn giản như nghề lái xe đòi hỏi rất cao về tính cẩn thận và đức kiên nhẫn. Nếu ai quen chạy ẩu và thiếu nhường nhịn thì không nên chọn nghề đó. Khi trắc nghiệm hướng nghiệp, các chuyên gia không chỉ đo chỉ số IQ của em, mà quan trọng hơn họ đo chỉ số EQ và AQ của em nữa, xem em có đủ bản lĩnh để học và làm được một nghề cần vững vàng về tâm lực và tính cách hay không.
Em đừng bỏ qua hay coi nhẹ tính cách khi chọn nghề. Tính cách có mối quan hệ máu thịt với nghề nghiệp (cả khi học nghề, lập nghiệp và hành nghề). Hãy tự hỏi “Nghề em định chọn có “yêu” em không ?”, nghĩa là tính cách của em có phù hợp với những đòi hỏi gay gắt của nghề đó không.
Vắn tắt, em nên khắc ghi lời của các chuyên gia tư vấn lỗi lạc: “Chính tương lai bạn được quyết định từ tính cách của bạn. Tính cách của bạn phải kết duyên được với nghề bạn chọn. Và như thế có nghĩa: nghề chọn bạn chứ không phải bạn chọn nghề”.
[Đọc tiếp nhé...]


0 Kỹ sư sinh học




Giới thiệu chung
Công nghệ sinh học là bộ môn tập hợp các ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học, công nghệ học, nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động, thực vật để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Công việc kỹ sư công nghệ sinh học
-         Y dược (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, vắcxin)
-         Môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải...)
-         Nông - lâm - ngư - nghiệp ( sản xuất giống, chuẩn đoán bệnh, kiểm soát chất lượng)
-         Công nghiệp ( điều khiển các quá trình lên men trong ngành thực phẩm, vật liệu sinh học...)

Môi trường công việc
Môi trường làm việc của người kỹ sư công nghệ sinh học khá yên tĩnh, chủ yếu làm việc trong các phòng thí nghiệm, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất.

 
Những tố chất cần thiết
-         Đam mê khoa học và sáng tạo
-         Tính cẩn trọng và tỉ mỉ
-         Có trình độ ngoại ngữ và tin học tốt

Triển vọng nghề nghiệp
Công nghệ sinh học đã và đang ngày càng có ý nghĩa to lớn đối với đời sống con người. Do đó, có rất nhiều cơ hội dành cho các cử nhân/kỹ sư tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học tại nhiều loài hình công ty.
Tuy nhiên, ngành này thường làm việc trên các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền chỉ được trang bị tại các cơ sở nghiên cứu, các công ty lớn tập trung tại các thành phố lớn như: Tp.HCM, Hà Nội. Do đó, phần đông sinh viên tốt nghiệp ngành này khó có thể về các tỉnh để làm việc.

CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình học: http://www.thongtintuyensinh.vn
Danh sách các trường đào tạo: http://www.thuonghieudaotao.vn

[Đọc tiếp nhé...]


0 Nhân viên hành chính




Giới thiệu chung
Hành chính văn phòng là một bộ phận phụ trách các công việc như: mua sắm và quản lý các loại tài sản của doanh nghiệp, tiếp nhận và gửi thư từ, sắp xếp phòng họp, vệ sinh văn phòng, cơm nước tại văn phòng, theo dõi hệ thống điện, nước, quản lý và tổ chức xe ô tô đưa đón, sửa chữa văn phòng, tổ chức …
 
Công việc của nhân viên hành chính
 
-        Mua sắm các tài sản, thiết bị cho daonh nghiệp: từ bàn ghế, tủ, máy điều hòa, máy vi tính, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm ... 
-        Bố trí phòng họp, tiếp khách,... 
-        Theo dõi và quản lý các công việc hậu cần như tài xế, tạp vụ v.v..
-        Tổ chức và theo dõi công tác phòng cháy, chữa cháy, thiết lập mối quan hệ với các ban, ngành, chính quyền địa phương… 
Môi trường công việc
 
Nhân viên hành chính phải thực hiện và quản lý nhiều việc, thường phải đi lại nhiều và đi công tác bên ngoài. Chịu nhiều áp lực khi có nhiều công việc cần phải giải quyết một lúc.
 
Những tố chất cần thiết
 
-         Có khả năng tổ chức và giao tiếp tốt ;
-         Trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc;
-         Biết về quản lý và kỹ thuật là một lợi thế;
-         Không đòi hỏi học vấn cao.
 
Triển vọng nghề nghiệp
 
Nghề hành chính văn phòng là nghề ít được biết đến, bạn thường nghe về Hành chính, nhân sự nhiều hơn. Quản lý các công việc hành chính là một nghề khó, đòi hỏi về khả năng sắp xếp và kỹ năng tổ chức công việc. Nhu cầu về nghề này khá lớn, đặc biệt tại các tổ chức, công ty có quy mô lớn. Từ vị trí nhân viên hành chính, nếu bạn có khả năng có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn như: Trợ lý hành chính, Phó phòng, Trưởng phòng, Giám Đốc hành chính.

CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình học: http://www.thongtintuyensinh.vn
Danh sách các trường đào tạo: http://www.thuonghieudaotao.vn
[Đọc tiếp nhé...]


0 Nhân viên nhân sự




Giới thiệu chung 
 
Bộ phận nhân sự là nơi thực hiện các công việc liên quan đến con người của một tổ chức, công ty. Đây là một nghề khó, đòi hỏi khá nhiều tố chất, đặc biệt là tính nhân bản. 
 
Công việc của nhân viên nhân sự
 
-        Thực hiện công tác tuyển dụng;
-        Theo dõi và triển khai công tác đào tạo;
-        Theo dõi chấm công, tính lương và các chế độ phúc lợi;
-        Đăng ký và theo dõi bảo hiểm xã hội, thực hiện các chế độ về thai sản, nghỉ ốm, tai nạn…
-        Xây dựng các chính sách, quy chế về nội quy lao động, tiền lương, phúc lợi,…
-        Xây dựng & thực hiện các chính sách duy trì và phát triển nguồn nhân lực.
 
Môi trường công việc
 
Bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người từ các phòng ban, nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của từng nhân viên, bạn là người theo dõi, thực hiện và đề xuất các chính sách về nhân sự… Do đó, nếu bạn làm tốt công tác nhân sự, bạn sẽ được mọi người quý mến, trân trọng.
 
Những tố chất cần thiết
 
-        Có tính nhân bản cao;
-        Trách nhiệm;
-        Có đầu óc sắp xếp, tổ chức;
-        Có khả năng giao tiếp và thuyết phục;
-        Có kiến thức về quản trị nhân sự.
 
Triển vọng nghề nghiệp
 
Nghề nhân sự có vai trò quan trọng trong một tổ chức, công ty. Nếu bạn làm việc tốt tại bộ phận Nhân sự, bạn sẽ được tín nhiệm và dễ dàng thăng tiến lên các cấp quản lý cao hơn như: Trợ lý, Phó phòng, Trưởng phòng, Giám Đốc Nhân sự. Ngoài ra, thu nhập nghề nhân sự khá tốt và ổn định, cơ hội tìm việc trong nghề này khá dễ dàng.

CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình học: http://www.thongtintuyensinh.vn
Danh sách các trường đào tạo: http://www.thuonghieudaotao.vn
[Đọc tiếp nhé...]


0 Nhân viên xuất nhập khẩu




Giới thiệu chung

Doanh nghiệp có nhiều nhu cầu về xuất khẩu và nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất, kinh doanh. Các thủ tục để nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa khá phức tạp, đòi hỏi các công việc này được xử lý bởi các nhân viên chuyên về xuất nhập khẩu.

Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu

-        Hoàn tất các thủ tục và chứng từ  xuất nhập khẩu hàng hóa như: hợp đồng mua bán, bộ chứng từ vận chuyển, bộ chứng từ xuất nhập khẩu, các thủ tục thanh toán, các thủ tục giao nhận hàng hóa … 
-       Lưu trữ và theo dõi hồ sơ xuất nhập khẩu.

Môi trường công việc

Nhân viên xuất nhập khẩu thường làm việc trong một môi trường năng động, thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với nhiều khách hàng, đối tác trong và ngoài nước.

Những tố chất cần thiết

-        Giỏi ngoại ngữ;
-        Năng động;
-        Am hiểu các thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu;
-        Am hiểu luật pháp quốc tế về ngoại thương.

Triển vọng nghề nghiệp

Công việc ổn định, thu nhập khá cùng với các khoản thu nhập phụ từ việc thực hiện các thủ tục hải quan, thủ tục giao nhận hàng. Tuy nhiên, nghề nhân viên xuất nhập khẩu ít có cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý cao hơn.

CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình học: http://www.thongtintuyensinh.vn
Danh sách các trường đào tạo: http://www.thuonghieudaotao.vn
[Đọc tiếp nhé...]


0 Nhân viên bán hàng




Giới thiệu chung
Người bán hàng là người giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng; lắng nghe và giải quyết những thắc mắc của khách hàng. Nhân viên bán hàng hiện nay có thể bán hàng nhiều kênh: bán hàng trực tiếp, bán hàng qua mạng Internet, bán hàng qua điện thoại,... 
Công việc của nhân viên bán hàng
-  Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng; giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm;
-  Thực hiện các thủ tục và dịch vụ bán hàng;
-   Lập báo cáo bán hàng.
Môi trường công việc
Nhân viên bán hàng có thể làm việc tại các cửa hàng trưng bày sản phẩm của công ty, các cửa hàng, chợ, siêu thị; và có thể làm việc tại văn phòng. Nghề bán hàng thường làm việc trong một trường năng động, thường xuyên tiếp xúc khách hàng. 
Những tố chất cần thiết
-        Có khả năng giao tiếp tốt;
-        Nhạy bén, tinh tế;
-        Ứng xử khéo léo, linh hoạt;.
Triển vọng nghề nghiệp
Nhân viên bán hàng là nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất, do đó có rất nhiều cơ hội việc làm trong nghề này.Tuy nhiên, sự sàn lọc và áp lực lớn đối với nghề bán hàng; những người bán hàng giỏi thường có thu nhập cao và cơ hội thăng tiến nhiều.
Nhân viên bán hàng giỏi có thể thăng tiến lên vị trí giám sát bán hàng và có thề là giám đốc bán hàng.

CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình học: http://www.thongtintuyensinh.vn
Danh sách các trường đào tạo: http://www.thuonghieudaotao.vn
[Đọc tiếp nhé...]


0 Chuyên viên Marketing




Giới thiệu chung
Thị trường cạnh tranh gây nhiều rủi ro trong kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm rõ thị trường, luôn tạo ra những sản phẩm khác biệt, đưa ra những chương trình khuyến mãi, quảng bá sản phẩm… và để tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Tất cả những công việc trên, được giao trọng trách cho Bộ phận tiếp thị (Marketing). 
 

Công việc của chuyên viên marketing
-         Nghiên cứu và dự báo xu hướng của thị trường, phân tích tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh đến hoạt động marketing của doanh nghiệp;
-           Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng;
-           Xây dựng và điều chỉnh chính sách giá bán sản phẩm của doanh nghiệp (mức giá bán, mức hay tỷ lệ chiết khấu, giá khuyến mãi…);
-           Xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình khuyếch trương, xúc tiến thương mại như quảng cáo, khuyến mại, tổ chức sự kiện              v.v…, đồng thời đánh giá hiệu quả của những kế hoạch và chương trình đã thực hiện.
-            Nghiên cứu và theo dõi đối thủ cạnh tranh, đề xuất kế hoạch đối phó với cạnh tranh;
-            Nghiên cứu hành vi mua hàng của người tiêu dùng, đưa ra những giải pháp chăm sóc khách hàng tối ưu nhất;
-            Thiết kế các kênh phân phối hiệu quả;

Môi trường công việc

Chuyên viên Marketing thường làm việc trong các môi trường năng động, luôn luôn tiếp cận thị trường. Thỉnh  thoảng, chuyên viên Marketing  đòi hỏi phải làm việc với áp lực cao để hoàn thành các công việc đề ra đúng thời hạn, những công việc đó thường mang tính quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Những tố chất cần thiết
-            Sáng tạo;
-            Năng động;
-            Kỹ năng giao tiếp

Triển vọng nghề nghiệp

-          Nghề Marketing rất có nhiều triển vọng thăng tiến và có thu nhập cao. Tuy nhiên, đòi hỏi Chuyên viên Marketing phải luôn sáng tạo,                 đưa ra những ý tưởng mới để đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, gia tăng doanh thu bán hàng.
-          Theo thống kê mới nhất, có đến 30% vị trí quản lý doanh nghiệp cấp cao được nắm giữ bởi những người từng làm việc tại bộ phận   marketing.

CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình học: http://www.thongtintuyensinh.vn
Danh sách các trường đào tạo: http://www.thuonghieudaotao.vn
Trở về ]
 
[Đọc tiếp nhé...]


0 Chuyên viên nghiên cứu và khảo sát thị trường




Giới thiệu
Nghiên cứu và khảo sát thị trường (NC&KHTT) là một nghiệp vụ rất quan trọng, giúp cho việc cung cấp các thông tin thị trường tương đối chính xác để khách hàng (Công ty) đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường.  Điều đó, tránh những thiệt hại từ những quyết định đầu tư sai cho khách hàng (Công ty).
Người làm công việc nghiên cứu và khảo sát thị trường được gọi là Chuyên viên nghiên cứu và khảo sát thị trường
Công việc của chuyên viên nghiên cứu và khảo sát thị trường
-        Thu thập và  thống kê các thông tin về thị trường đối với một hoặc một số sản phẩm, dịch vụ như: mức tiêu thụ, doanh số, giá bán, các nhà cung cấp lớn, các kênh phân phối, các chính sách khuyến mãi, thị hiếu của người tiêu dùng, thu nhập người dân….
-        Đưa ra các báo cáo về thị trường cho khách hàng (Công ty).
Môi trường công việc
-      Thông thường các Chuyên viên nghiên cứu và khảo sát thị trường thường làm việc tại các Công ty chuyên về nghiên cứu thị trường, những công ty này thường là các công ty được tổ chức bài bản, môi trường làm việc chuyên nghiệp. Một số Công ty lớn, cũng có thể có vị trí chuyên viên nghiên cứu thị trường.
Những tố chất cần thiết
-        Năng động, nhiệt tình; 
-        Trung thực; 
-        Có đầu óc phân tích và phán đoán.
Triển vọng nghề nghiệp
-        Nghề nghiên cứu và  khảo sát thị trường là nghề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam hầu hết các Công ty chưa chú trọng nhiều đến công việc này, do đó cơ hội nghề nghiệp, cũng như khả năng thăng tiến trong nghề này còn hạn chế.  
-        Thông thường các chuyên viên Marketing thường có thể làm công việc này.

CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình học: http://www.thongtintuyensinh.vn
Danh sách các trường đào tạo: http://www.thuonghieudaotao.vn
[Đọc tiếp nhé...]


 

Recent Comments

Popular Posts

Lên trên đỉnh Copyright NGUOITHAY © 2010 | www.nguoithay.org Tạo dựng bởi Pham Phong